Chúng
ta đều biết: Cổ tử cung là đoạn ống thông âm đạo với tử cung, cũng là
nơi quan trọng cho phòng tránh các mầm bệnh lây từ âm đạo vào tử cung.
Ở
tình trạng bình thường, khả năng những vùng này viêm nhiễm thấp. Nhưng
nếu bị những tổn thương cơ giới như các hành vi mang tính thô bạo, sinh
hoạt tình dục không vệ sinh, sinh hoạt quá nhiều, sinh con sớm, sinh con
dùng phẫu thuật, không chú ý giữ vệ sinh, không chữa trị tốt sau mổ
sinh..khi sức đề kháng của cổ tử cung yếu đi tạo cơ hội cho những vi
khuẩn xâm nhập thì dễ mắc bệnh này.
Viêm cổ tử cung có hai loại: cấp tính và mãn tính
+ Ở giai đoạn cấp tính:
xuất hiện nhiều dịch, mủ có màu vàng hoặc xanh. Có lúc đau bụng dưới
hay lưng. Lúc này cần làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng đúng
thuốc kháng sinh, tránh làm việc quá sức, tránh sinh hoạt tình dục,
tránh để nước quá nhiều vào âm đạo khi tắm… tránh những kích thích vào
phần này, sẽ nhanh chóng hết bệnh. Nếu không trở thành mãn tính và rất
dễ gây ra những hậu quả như:
+Gây viêm âm đao:
Những người mắc bệnh này có cảm giác nóng ở âm đạo, bên ngoài ngứa ngáy
khó chịu, có những lúc đau lưng, bụng dưới đau quặn, đi tiểu nhiều, đái
buốt, kinh nguyệt không đều, đồng thời xuất hiện những mủ xanh và vàng
hoặc trong khí hư có sợi máu. Khi đi kiểm tra sẽ thấy tử cung tổn
thương.
+ Gây ra hiện tượng vô sinh hay mổ sinh:
Là vì nó gây ra sự mất điều tiết môi trường axit trong âm đạo, tạo khí
hư nhiều và vi khuẩn ảnh hưởng đến sự tồn tại và hoạt động sinh đẻ.
+ Ảnh hưởng sinh đẻ: Bệnh viêm nhiễm làm thay đổi tổ chức sinh sản, làm giảm tính đàn hồi và không có lợi cho sinh con.
+ Ảnh hưởng quan hệ tình dục: Viêm cổ tử cung nặng không thể quan hệ tình dục và không có lợi cho sinh con.
+ Nguy cơ ung thư:
Bệnh viêm cổ tử cung nếu chữa không khỏi sẽ dẫn đến ung thư. Theo thống
kê, người mắc bệnh viêm này có khả năng ung thư cao hơn gấp 10 lần so
với người bình thường.
Cách phòng tránh bệnh
+ Hàng ngày vệ sinh âm đạo, thường xuyên thay quần lót và giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ
+ Chú ý hơn khi sinh hoạt vợ chồng, khi giao hợp nên có những hành vi không quá thô bạo.
+ Chú ý nên tránh mang thai, kế hoạch sinh đẻ rõ ràng, tránh sinh con bằng phẫu thuật.
+
Khi sinh con cần tránh những việc làm tổn thương cổ tử cung, phòng và
tránh bị bệnh. Khi phát hiện có khí hư nên đi khám ngay và chống ủ bệnh.
+
Khi bệnh viêm mãn tính, cần điều trị toàn bộ. Khi bệnh chưa nặng, nên
dùng kháng sinh, trước khi đi ngủ nên đặt thuốc vào âm đạo, cách một
ngày một lần, mỗi đợt nên từ 7 – 10 lần. Khi dùng thuốc tránh quan hệ
tình dục.
+
Nếu bệnh nặng áp dụng những biện pháp trị liệu vật lý như: dùng tia
lade, nhiệt điện hoặc phẫu thuật ngoại khoa. Trong khi điều trị, cần
kiểm tra định kỳ sự bong viêm mạc cổ tử cung và sự tiết dịch âm đạo để
có cách điều trị đúng hướng, đây cũng là cách điều trị hiệu quả để phòng
ung thư.
+
Sử dụng dung dịch NaHCO3, 2 -4 % (nước sô đa) rửa sạch trong, ngoài âm
đạo làm giảm nồng độ axit trong âm đạo, làm mất môi trường vi khuẩn phát
triển.
+
Sau khi rửa sạch, dùng thuốc tím 1% lau sạch trong ngoài âm đạo, cách
mỗi lần một ngày, mỗi lần điều trị 5 – 10 ngày. Nhưng do sự nhạy cảm của
mỗi người khác nhau, lần đầu không nên lau quá nhiều.
+
Dùng viên thuốc đặt vào, mỗi tối đặt vào 1 viên, mỗi lần chữa là 10 lần
đặt thuốc. Khi nhiễm nặng, cũng có thể uống thuốc Mycostatin mỗi ngày 2
– 3 lần, mỗi lần 500.000 đơn vị, thời gian 10 ngày. Trong khi điều tị
tuyệt đối tránh những loại thuốc kháng sinh.
+ Dùng dung dịch đông y
Dùng 200g cỏ long đản nấu với 500ml nước rửa âm đạo, mỗi ngày 10 lần, liên tục trong 10 ngày.
Sau
mỗi lần điều trị, nếu kết quả tốt hay xấu cũng nên đến bệnh viện xét
nghiệm khí hư. Nếu sau 3 tháng không phát hiện nấm thì là bệnh đã khỏi.
Nếu vẫn còn chưa khỏi, nên kiên trì điều trị tiếp.
Để
phòng ngừa bệnh nấm âm đạo, cần hình thành thói quen hàng ngày, giữ gìn
cho cơ quan sinh dục ngày nào cũng sạch sẽ. Khi cơ quan sinh dục được
rửa nên dùng riêng khăn và chậu. Không dùng chậu rửa chân tay để rửa
chung cơ quan sinh dục, càng không nên dùng khăn lau chân để lau cơ quan
sinh dục. Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh.
Trường
hợp của em cần kiên trì điều trị và điều trị dứt điểm. Và một điều quan
trọng nữa là phải ý thức việc giữ gìn sau khi khỏi bệnh để tránh tái
phát.
(Theo Vnmedia.vn)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét