Hiện
tượng này xảy ra là do vùng cơ đáy xương chậu bị căng ra trong suốt
thời gian mang bầu. Nó phải nâng đỡ bụng bầu và trọng lượng mỗi ngày một
to của thai nhi. Các cơ xương đáy chậu thay đổi khi xuất hiện một áp
lực tác động lên bụng bầu, như khi bạn ho hoặc cúi xuống, làm thay đổi
hoạt động của đường dẫn nước tiểu. Kết quả, vài giọt nước tiểu sẽ bị
thoát ra ngoài một cách không thể kiểm soát.
Són
tiểu có thể xuất hiện vào bất kỳ khoảng thời gian nào nhưng thường tập
trung vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Nó có xu hướng trầm trọng khoảng
vài ngày trước ngày sinh.
Để khắc phục tình trạng són tiểu, bạn nên
-
Duy trì các bài tập đáy xương chậu trong quá trình mang thai, giúp cơ
đáy chậu rắn chắc. Luyện tập cũng là cách giúp bạn nhanh khôi phục vóc
dáng sau khi sinh.
-
Không nên để bàng quang đầy nước. Khi thấy tưng tức bụng, bạn nên đi vệ
sinh. Nói như vậy không có nghĩa là bạn hạn chế uống nước vì thiếu nước
sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.
Són
tiểu cũng có thể là một triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu. Nó đột
nhiên xuất hiện mà không có lý do rõ ràng. Bạn nên đi khám ngay nếu cơ
thể không khỏe hoặc kèm theo những triệu chứng bệnh khác.
-
Nếu tình trạng són tiểu không thuyên giảm sau sinh (đặc biệt là sau một
khoảng thời gian bạn luyện tập cơ đáy chậu), nên trao đổi với bác sĩ.
Có thể bạn cần biện pháp trị liệu khác với thời gian dài hơn.
-
Nếu bị són tiểu thường xuyên, nên chọn quần lót có độ thấm hút cao và
thay quần lót thường xuyên. Tránh dùng băng vệ sinh liên tục vì nó sẽ
khiến vùng kín bị bí hơi, gây viêm nhiễm. Nên trao đổi với bác sĩ nếu
tình trạng són tiểu nằm ngoài tầm kiểm soát.
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét