SKĐS- “Tôi chỉ khó ngủ, không bị bệnh tâm thần, tại sao thầy
thuốc lại giới thiệu tôi đi khám tại bệnh viện chuyên về sức khỏe tâm
thần và được cấp amitryptylin và sulpirid?”. Đây là câu hỏi của nhiều
người bệnh đặt ra khi được cho hai thuốc này điều trị mất ngủ.
“Tôi chỉ khó ngủ, không bị bệnh
tâm thần, tại sao thầy thuốc lại giới thiệu tôi đi khám tại bệnh viện
chuyên về sức khỏe tâm thần và được cấp amitryptylin và sulpirid?”. Đây
là câu hỏi của nhiều người bệnh đặt ra khi được cho hai thuốc này điều
trị mất ngủ.
Vì sao lại dùng thuốc chống trầm cảm?
Rối loạn tâm thần là một khái niệm chung để chỉ trạng thái bất thường về tâm thần của nhiều bệnh, trong đó có bệnh tâm thần phân liệt, trầm cảm hay các chứng rối loạn giấc ngủ. Thầy thuốc cho hai thuốc này là để chữa chứng rối loạn giấc ngủ.
Trầm cảm nhẹ là do thiếu chất dẫn truyền thần kinh gây nên triệu
chứng khó ngủ. Amitryptylin là thuốc chống trầm cảm 3 vòng, ức chế tái
hấp thu tiền synap chất dẫn truyền thần kinh norepinephrin và serotonin,
gây kháng cholinergic ở ngoại vi, chống lại trạng thái trầm cảm nên làm
cho ngủ được. Mặt khác, trong cấu trúc của amitryptylin lại có nhóm
chức kháng histamin (histaminergic) nên có thêm tính ức chế thần kinh
trung ương, an thần. Nhờ tính năng này mà tạo giấc ngủ tốt hơn. Tác
dụng chống trầm cảm thường xuất hiện muộn sau vài tuần nhưng tác dụng an
thần thì lại xuất hiện nhanh (vài giờ) ngay khi dùng lần đầu. Khi dùng
điều trị rối loạn giấc ngủ lúc đầu, thầy thuốc dùng tính năng ức chế
thần kinh trung ương, an thần là chính.
Sulpirid thuộc nhóm thuốc chống loạn thần, nhưng khác với các thuốc chống loạn thần khác, sulpirid là loại thuốc trung gian giữa thuốc an thần kinh ( neuroleptic) và thuốc chống trầm cảm (antidespesant).
Về tính an thần, sulpirid có một số đặc tính an thần giống như các thuốc an thần kinh cổ điển (phenothiazin, butyrophenon) nhưng lại có cấu trúc hóa học khác với các thuốc này. Sulpirid chỉ có tác dụng an thần mà không có các tác dụng phụ khác làm xáo trộn hệ thần kinh trung ương và giao cảm.
Chu kỳ bán thải của amitryptylin khá dài nên sau khi dùng thuốc về đêm, sáng ra thấy mệt, kém tỉnh táo do tính năng ức chế thần kinh trung ương an thần của thuốc gây ra. Trong chống rối loạn giấc ngủ thầy thuốc cho một liều thấp (khoảng 20mg/ngày). Với liều thấp này, sulpirid giải tỏa ức chế, làm cho người bệnh đỡ mệt và tỉnh táo. Đây là sự vận dụng tính chất dược lý và liều lượng sulpirid một cách khéo léo.
Dùng đúng hướng dẫn mới có hiệu quả
Thông thường, thầy thuốc cho dùng 1 viên amitryptylin (viên 25mg) vào buối tối và 2 viên sulpirid (viên 10mg) vào buổi sáng và buổi chiều. Amitryptylin xuất hiện tính năng ức chế thần kinh trung ương và an thần khá nhanh (vài giờ sau khi dùng) nhưng lại có chu kỳ bán hủy khá dài (9 - 36 giờ) cho nên tùy theo lịch ngủ của mình mà chọn giờ uống thích hợp. Nên uống sớm khoảng 7-8 giờ tối thì khoảng 9-10 giờ đêm là ngủ được và sẽ thức dậy lúc 5-6 giờ sáng cơ thể tỉnh táo đỡ mệt, nếu uống quá muộn (khi đi ngủ mới uống) thì buổi sáng thường khó dậy, khi dậy thì thường mệt, không tỉnh táo. Những người thường đi làm xa vào sáng sớm bằng xe máy thì không nên dùng thuốc quá muộn. Sulpirid dùng để giảm tác dụng phụ này nên cần dùng ngay từ buổi sáng và buổi chiều mà không dùng về đềm.Với liều dùng thấp như vậy sulpirid chỉ làm an thần và tỉnh táo mà không gây buồn ngủ. Nếu không tuân thủ giờ giấc dùng thuốc như hướng dẫn thì hiêu quả không được tốt. Sau khi tạo được thói quen thì có thể không cần dùng thuốc nữa mà vẫn không bị rối loạn giấc ngủ.
DS. Bùi Văn Uy
Vì sao lại dùng thuốc chống trầm cảm?
Rối loạn tâm thần là một khái niệm chung để chỉ trạng thái bất thường về tâm thần của nhiều bệnh, trong đó có bệnh tâm thần phân liệt, trầm cảm hay các chứng rối loạn giấc ngủ. Thầy thuốc cho hai thuốc này là để chữa chứng rối loạn giấc ngủ.
Rối loạn giấc ngủ làm ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.
|
Sulpirid thuộc nhóm thuốc chống loạn thần, nhưng khác với các thuốc chống loạn thần khác, sulpirid là loại thuốc trung gian giữa thuốc an thần kinh ( neuroleptic) và thuốc chống trầm cảm (antidespesant).
Về tính an thần, sulpirid có một số đặc tính an thần giống như các thuốc an thần kinh cổ điển (phenothiazin, butyrophenon) nhưng lại có cấu trúc hóa học khác với các thuốc này. Sulpirid chỉ có tác dụng an thần mà không có các tác dụng phụ khác làm xáo trộn hệ thần kinh trung ương và giao cảm.
Chu kỳ bán thải của amitryptylin khá dài nên sau khi dùng thuốc về đêm, sáng ra thấy mệt, kém tỉnh táo do tính năng ức chế thần kinh trung ương an thần của thuốc gây ra. Trong chống rối loạn giấc ngủ thầy thuốc cho một liều thấp (khoảng 20mg/ngày). Với liều thấp này, sulpirid giải tỏa ức chế, làm cho người bệnh đỡ mệt và tỉnh táo. Đây là sự vận dụng tính chất dược lý và liều lượng sulpirid một cách khéo léo.
Dùng đúng hướng dẫn mới có hiệu quả
Thông thường, thầy thuốc cho dùng 1 viên amitryptylin (viên 25mg) vào buối tối và 2 viên sulpirid (viên 10mg) vào buổi sáng và buổi chiều. Amitryptylin xuất hiện tính năng ức chế thần kinh trung ương và an thần khá nhanh (vài giờ sau khi dùng) nhưng lại có chu kỳ bán hủy khá dài (9 - 36 giờ) cho nên tùy theo lịch ngủ của mình mà chọn giờ uống thích hợp. Nên uống sớm khoảng 7-8 giờ tối thì khoảng 9-10 giờ đêm là ngủ được và sẽ thức dậy lúc 5-6 giờ sáng cơ thể tỉnh táo đỡ mệt, nếu uống quá muộn (khi đi ngủ mới uống) thì buổi sáng thường khó dậy, khi dậy thì thường mệt, không tỉnh táo. Những người thường đi làm xa vào sáng sớm bằng xe máy thì không nên dùng thuốc quá muộn. Sulpirid dùng để giảm tác dụng phụ này nên cần dùng ngay từ buổi sáng và buổi chiều mà không dùng về đềm.Với liều dùng thấp như vậy sulpirid chỉ làm an thần và tỉnh táo mà không gây buồn ngủ. Nếu không tuân thủ giờ giấc dùng thuốc như hướng dẫn thì hiêu quả không được tốt. Sau khi tạo được thói quen thì có thể không cần dùng thuốc nữa mà vẫn không bị rối loạn giấc ngủ.
DS. Bùi Văn Uy